Những phương pháp xử lý bề mặt kim loại xi mạ
Những phương pháp xử lý bề mặt kim loại xi mạ tại xưởng sản xuất. Quy trình xử lý bề mặt kim loại trước khi xi mạ là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng và độ bóng của sản phẩm sau khi xi mạ.
Do đó, khâu xử lý bề mặt kim loại càng cẩn thận thì sản phẩm mạ sẽ càng đạt chất lượng cao. Vậy bạn đã biết được những phương pháp xử lý bề mặt kim loại trước khi xi mạ nào?
->> Xem thêm bài viết xi mạ – nhúng nóng là gì.
Phương pháp xử lý bề mặt kim loại
+ Phương pháp mài cơ khí:
Phương pháp này sẽ sử dụng bột mài chuyên dụng để đánh bóng kim loại. Bắt đầu mài thô, đến mài tinh giúp cho bề mặt kim loại được gia công kỹ lưỡng, tạo độ nhẵn bóng giúp cho quá trình xi mạ được dễ dàng và độ bám dính cao hơn.
+ Phương pháp hóa học:
Có tác dụng tẩy sạch các lớp dầu mỡ, lớp rỉ sét trên bề mặt kim loại để tránh trường hợp bị bong tróc sau khi xi mạ xong. Có tác dụng làm cho bề mặt kim loại được làm sạch lớp cặn bã. Đạt độ tiêu chuẩn cao trước khi chuẩn qua xi mạ.
Những phương pháp xử lý bề mặt kim loại xi mạ
+ Phương pháp quay bóng:
Phương pháp này thường áp dụng cho những bề mặt xi mạ có kích thước nhỏ hẹp không thể áp dụng bằng 2 phương pháp trên giúp sản phẩm đạt chất lượng trước khi đưa qua xi mạ. Hiện có 2 phương pháp quay bóng phổ biến là quay bóng ướt và quay bóng khô cho bạn có thể áp dụng.
Các hóa chất để xử lý bề mặt kim loại
+ Tẩy dầu kiềm dạng nước hoặc bột:
Loại hóa chất này có 3 cấp độ gồm: tính kiềm mạnh, trung bình và nhẹ, tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn sử dụng hóa chất có cấp độ nào cho phù hợp. Thường loại hóa chất này sử dụng cho các kim loại như: đồng, sắt, nhôm, kẽm, thép,…
+ Tẩy dầu axit dạng nước:
Hóa chất tẩy dầu axit dạng nước không chỉ có tác dụng tẩy dầu mỡ mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của lớp kẽm. Khi đó, bạn nhúng kim loại ở nhiệt độ trong khoảng 20-30 độ để tẩy sạch lớp dầu mỡ trên kim loại.
+ Tẩy dầu nhôm: Loại hóa chất này không chỉ có tác dụng tẩy dầu mỡ mà còn giúp tái sinh bề mặt vật kiệu kim loại nhôm bị mài mòn.
Các hóa chất để xử lý bề mặt kim loại
+ Photphat kẽm: được sử dụng trong lĩnh vực sơn tĩnh điện.
+ Chất định hình: có tác dụng định hình, trung hòa bề mặt.
+ Chất xúc tác, tăng tốc: giúp rút ngắn thời gian.
+ Crom: có khả năng chịu mài mòn tốt cùng với độ sáng bóng, tạo màu sắc bắt mắt cho sản phẩm.
+ Axit sunfuric: hóa chất này không màu, trong suốt. Khả năng hoàn tan tốt trong nước. Nên được khá nhiều người lựa chọn sử dụng để xử lý bề mặt kim loại.